THPT Lê Hồng Phong-Hưng Nguyên- Nghệ An
HOT! MOI! DE NGHI XEM NGAY NHA MOI NGUOIhttp://lhpnghean.hnsv.com
THPT Lê Hồng Phong-Hưng Nguyên- Nghệ An
HOT! MOI! DE NGHI XEM NGAY NHA MOI NGUOIhttp://lhpnghean.hnsv.com
THPT Lê Hồng Phong-Hưng Nguyên- Nghệ An
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

THPT Lê Hồng Phong-Hưng Nguyên- Nghệ An


 
Trang ChínhGiới thiệu về Lê Hồng Phong EmptyTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Giới thiệu về Lê Hồng Phong

Go down 
Tác giảThông điệp
vimotnguoi129
hoc sinh
hoc sinh
vimotnguoi129


Tổng số bài gửi : 63
Điểm Lhp : 10118
Số vote : 6
Ngày tham gia : 16/06/2009
Tuổi : 33
Đến từ : Mái trường Lê Hồng Phong thân yêu

Giới thiệu về Lê Hồng Phong Empty
Bài gửiTiêu đề: Giới thiệu về Lê Hồng Phong   Giới thiệu về Lê Hồng Phong I_icon_minitimeTue Jun 16, 2009 4:04 pm

Lê Hồng Phong

Tới phút cuối cùng.......Một lòng tin tưởng

Câu nói cuối cùng của Lê Hồng Phong, tại ngục tù Côn Đảo với các đồng chí bị giam ở các phòng kế cận, trước khi chế, là: " Xin chào tất cả các đồng chí. Nhờ các đồng chí nói với Đảng rằng tới giờ phút cuối cùng Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin tưởng ở thắng lợi vẻ vang của cách mạng ". Năm ấy anh vừa 40 tuổi.

Sinh năm 1902 trong một gia đình nông dân lao động tại làng Tông lạng, xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ Tĩnh, những ngày còn đi học, Lê Hồng Phong là một học sinh giỏi. ở nhà, anh giúp đỡ mọi việc cho bố mẹ. Lớn lên, anh đi làm thư ký cho một hiệu buôn. Sau đó anh vào làm thợ nhà máy diêm Vinh. Chính ở nhà máy này, anh được giác ngộ cách mạng.

Năm 22 tuổi, anh được tổ chức cử sang Xiêm rồi đi Trung Quốc cùng Phạm Hồng Thái để liên lạc với cách mạng. Bây giờ cố một tổ chức yêu nước Việt Nam là Tâm tâm xá kết nạp anh là thành viên. Rồi từ đó anh gia nhập Cộng Sản Đoàn, chính là nòng cốt của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. ở đấy, có lãnh tụ Nguyễn ái Quốc huấn luyện về chủ nghĩa Mác. Anh được gửi tới trường quân sự Hoàng Phố ( Trung Quốc ), rồi trường không quân Liên Xô để được đào tạo thành cán bộ quân sự cho cách mạng. Anh học tiếp ở trường Đại học Đông Phương Stalin, chuyên nghiên cứu lý luận cách mạng. Có ý chí và rất thông minh, học ở đâu anh cũng đạt kết quả thật tốt.

Năm 1932, nhận chỉ thị của Quốc tế Cộng Sản, Lê Hồng Phong chắp nối liên lạc với trong nước, củng cố cơ sở Đảng còn lại sau cuộc khủng bố dã man của thực dân Pháp những năm 1930- 1931. Ban lãnh đạo hải ngoại do anh phụ trách hoạt động rất tích cực nên từ 1934 phong trào cách mạng trong nước dân dần hồi phục. Cuối năm ấy, anh được cử trách nhiệm Trưởng đoàn đại biểu Đảng ta, sang Liên Xô dự Đại hội lần thứ 7 của Quốc tế Cộng Sản. Tại Đại hội, anh được bầu làm ủy viên dự khuyết của Quốc tế Cộng Sản.

Năm 1936, Lê Hồng Phong tới Trung Quốc, với danh nghĩa của Quốc tế Cộng Sản bên cạnh Đảng ta, triệu tập hội nghị Trung Ương, mở đầu thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam, thời kỳ Mặt trận Dân chủ.

Cuối năm 1937, anh về Sài Gòn- Chợ Lớn, lãnh đạo phong trào cách mạng cả nước, cùng với Trung Ương Đảng. Nữ đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai, là vợ anh, lúc này giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Sài Gòn.

Phong trào cách mạng đang lên thì Lê Hồng Phong bị địch bắt vào giữa năm 1938. Địch tra tấn anh rất dã man nhưng không khai tác được mảy mai gì. Không có chứng cớ để buộc tội, chúng đành chỉ kết án anh 10 tháng tù về tội mang căn cưới giả. Nhưng sau hạn từ, chúng đưa anh về làng quản thúc.

Hơn một năm sau, ngày 29/9/1939, Lê Hồng Phong bị bắt lần thứ hai và bị giam tại khám lớn Sài Gòm.

Ngày 23 tháng 11 năm 1940, nổ ra cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Thực dân Pháp muốn nhân cơ hội này giết Lê Hồng Phong. Cùng bị bắt trong dịp này có Nguyễn Thị Minh Khai. Giặc biết đó là vợ anh. Chúng lừa đưa chị đến để cho hai người nhận nhau trước mặt chúng, nhưng anh chị nhận rõ mưu mô nham hiểm của địch, đã tỉnh táo đối phó.

Không có chứng cớ để buộc Lê Hồng Phong dính vào cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ, thực dân Pháp đày anh ra Côn Đảo với án tù 5 năm. Nhưng chúng tìm cách giết hại anh vì biết anh là nhân vật quan trọng của Đảng. Trước hết chúng hành hạ anh, có người đã lao vào chịu đòn tra tấn thay anh. Anh chịu đựng dũng cảm mọi cực hình khốc liệt để làm gương cho các đồng chí khác. Đòn tra và lao động nặng nhọc, anh mang nhiều thương tích, gầy rạc, nhưng ở mỗi cuộc đẫu tranh trong tù, anh bao giờ cũng là người dẫn đầu. Để ngăn ảnh hưởng của anh đối với tù chính trị, chúa ngục cho nhốt riêng anh vào hầm tối, lại còn cùm kẹp suốt ngày. Căn hầm quá chật chội với một mét rưỡi diện tích, chỉ có một lỗ cửa nhỏ để thông hơi, mùa đông thì lạnh buốt, màu hè tình nóng bỏng. ở đó, ít lâu sau, anh mắc bệnh kiết lỵ, sức yếu dần đến cạn kiệt .

Ngày 6 tháng 9 năm 1942, Lê Hồng Phong trút hơi thở cuối cùng trong ngục tối với căn bệnh hiểm nghèo mà thực dân bỏ mặc không cứu chữa. Giới thiệu về Lê Hồng Phong 1201370226.nv
Về Đầu Trang Go down
 
Giới thiệu về Lê Hồng Phong
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» chao mung den voi forum cua truong THPT le hong phong
» tro choi kho nhat the gioi

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
THPT Lê Hồng Phong-Hưng Nguyên- Nghệ An :: Trường lớp :: Thông tin-
Chuyển đến